Thuật ngữ mà bất cứ dân chơi đồng hồ Rolex nào cũng phải biết

Thương hiệu đồng hồ Rolex nổi tiếng với những dòng đồng hồ ấn tượng, mỗi bộ sưu tập ra mắt tạo nên những cơn sốt trong giới chơi đồng hồ cao cấp trên thế giới. Tuy nhiên chính những bộ máy phức tạp, những thiết kế đa dạng mà thuật ngữ về đồng hồ Rolex cũng trở nên nhiều và khó nhớ với nhiều người. Hãy cùng TraLi Luxury Watch giải thích những khái niệm, kiến thức, tiếng lóng hoặc những gì có liên quan đến Rolex thường gặp với bài viết sau nhé!

Mục Lục

Thuật ngữ cơ bản về các bộ phận cấu tạo nên đồng hồ Rolex

Oyster: Vừa là bộ vỏ, vừa là dây đeo, vừa là chiếc đồng hồ đeo tay chống nước đầu tiên được Rolex sản xuất. Nhắc đến bộ vỏ Oyster là bộ vỏ có khung chính nguyên khối, cùng nắp lưng xoắn vít, đại diện cho tính chống nước của hãng.

President: Dây đeo cao cấp, chỉ được làm bằng vàng và xuất hiện trong những chiếc Rolex Day-Date

Jubilee: Dây đeo độc quyền Rolex, gồm có 5 mắt trên một hàng

Helium escape value: Van thoát khí Heli tại vị trí 9 giờ, trên những chiếc đồng hồ Rolex Sea-Dweller và DeepSea

Arabic: Đề cập đến các cọc số (có thể là tất cả hoặc chỉ vài vị trí) được thể hiện bằng chữ số Ả Rập (tức số học trò: 1, 2, 3…12…).  

Arrowhead: Đề cập đến hình dáng kim đồng hồ hoặc cọc số có đầu là mũi tên, kiểu dáng này thường thấy trên đồng hồ Rolex cổ điển.

Automatic: Chỉ các mẫu đồng hồ vận hành bằng bộ máy cơ tự động lên dây cót khi tay đeo chuyển động. Tuy nhiên, ở đồng hồ Rolex Thụy Sĩ chính hãng thì từ “Perpetual” được dùng thay cho từ “Automatic”.

Bark Finish: Kiểu trang trí hoàn thiện trên một số dây đeo, bezel của dòng President để chúng trông giống vỏ cây. Hiện Rolex đã không còn sử dụng kiểu trang trí này nữa.

Baton: Loại kim đồng hồ có hình chữ nhật dài, không có đầu nhọn, có thể trang bị rãnh phủ dạ quang hoặc không.

Bevel: Cạnh bén của vỏ, thường bị loại bỏ bằng nhiều lần đánh bóng. Chỉ có số ít đồng hồ cổ dành cho chuyên nghiệp nào đó mới còn những góc sắc này nên nó rất được săn lùng bởi các nhà sưu tập.

Bezel: Tức viền đồng hồ, là vòng kim loại bao quanh mặt kính. Bezel có thể là một khối liền hoặc ghép từ vài chi tiết.

Bezel Insert: Vòng số của bezel, là vòng có khung đo, chỉ số, vạch cho các chức năng ví dụ như theo dõi thời gian trôi qua (cho lặn), đồng hồ 24 giờ, … của bezel và có thể tháo rời khỏi bezel.

Black: Thường được dùng để mô tả màu mặt số hoặc màu của bezel inserts (vòng số của bezel).

Blades (hoặc Wings): Phần trong của khóa gấp. Thường dùng để chỉ miếng kim loại nằm giữa hai miếng gấp của khóa.

Thuật ngữ liên quan tới chất liệu

904L: Hợp kim thép không gỉ đặc biệt được Rolex dùng để chế tạo đồng hồ của mình. Nó rất đặc và cứng, khả năng chống ăn mòn cao hơn loại 316L phổ biến trên hầu hết đồng hồ thép không gỉ hiện nay. Rolex cũng là công ty đồng hồ duy nhất sử dụng thép không gỉ 904L.

Everose: Vàng hồng được nghiên cứu và sản xuất chỉ bởi Rolex

Cerachrom: Hợp chất của gốm ceramic với kim loại, hiện được Rolex sử dụng chế tạo là vành bezel của các dòng đồng hồ như GMT, Submariner, Daytona

Anodized Aluminum: Chỉ bezel inserts (vòng số của bezel) được làm bằng nhôm đã anod hóa trên dòng Submariners và GMT trước đây. Vật liệu này hiện nay đã được thay thế bởi Cerachrome.

Acrylic Crystal: Kính nhựa – kính trên nhiều đồng hồ Rolex chính hãng Thụy Sĩ cổ năm 70 trở về trước được làm từ vật liệu nhựa Poly(methyl methacrylate). Kính nhựa có khả năng chống vỡ tốt và dễ dàng đánh bóng.

Deep Sea: Một chiếc đồng hồ lặn chuyên nghiệp của Rolex, có khả năng lặn sâu hơn nhiều lần so với chiếc Submariner

Tiếng lóng và các cách gọi khác cần biết 

Pepsi: Cách gọi lóng dành cho vành bezel có hai màu đỏ và xanh hương của mẫu đồng hồ GMT và GMT II

Coke: Cách gọi khác của vành bezel có hai màu đỏ và đen của mẫu đồng hồ GMT và GMT II

Panda: các gọi của các nhà dành sưu tập dành cho mặt số của chiếc Rolex Daytona có hai màu đen ở mặt số phụ và trắng trên mặt số chính

Paul Newman: Tên chiếc Daytona 6239 đặc biệt

Lollypop: chiếc Rolex Sub 6204

Mark 1, Mark 2,…: là cách gọi của các nhà sưu tập dành cho sự thay đổi của mặt số đồng hồ Rolex theo thời gian

Hulk: Tên gọi khác của chiếc Rolex Submariner 116610 với vành bezel và cả mặt số có màu xanh lá cây

Batman: Tên gọi khác của chiếc GMT 116710 có vành bezel bằng gốm ceramic hai màu đen và xanh dương

Kermit: Chiếc Submariner 16610LV – phiên bản kỉ niệm 50 năm dòng đồng hồ biểu tượng Submariner

Papa Smurf: Chiếc Submariner vàng trắng 116618 với vành bezel và mặt số màu xanh dương

Fat lady: chiếc GMT Master 16760 với vành bezel đen và đỏ, được đặt tên dựa vào kích thước lớn hơn 1mm so với bản cũ

Submariner hoặc Sub: Submariner là một trong những mẫu đồng hồ nổi tiếng nhất của Rolex, xuất hiện lần đầu năm 1954. Submariner là một chiếc đồng hồ lặn về khả năng chống nước, được xem là dòng hồ thể thao biểu tượng của hãng.

Daytona Cosmograph: để chỉ những chiếc đồng hồ Daytona với cơ chế chronograph tự động, được sản xuất từ năm 1963.

Blueberry: Tiếng lóng dùng cho tất cả bezel inserts (vòng số của bezel) có màu xanh dương (rất hiếm thấy) trên dòng GMT và GMT II.

Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có những kiến thức cơ bản liên quan đồng hồ Rolex. Đừng quên theo dõi TraLi Luxury Watch để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về đồng hồ chính hãng nhé! 

 

 

 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0986 333 383